6 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐIỀU TRỊ THẤP KHỚP

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị thấp khớp

Cùng Dược phẩm Hải Hà tìm hiểu 8 câu hỏi thường gặp khi điều trị thấp khớp bạn cần biết!

Những biến chứng khi bị thấp khớp

Bệnh thấp khớp nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Bệnh loãng xương. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thấp khớp, có các thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương – Tình trạng xương suy yếu và giòn, dễ gãy.
  • Nếu không điều trị thấp khớp kịp thời sẽ hình thành các mô cứng xung quanh các khớp, làm gia tăng áp lực tại các vị trí khớp đó. Và có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
  • Khô mắt và miệng. Một biến chứng nguy hiểm khác đó chính là mắc hội chứng Sjogren – Hội chứng rối loạn giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
  • Nhiễm trùng. quá trình điều trị thấp khớp phải sử dụng nhiều loại thuốc có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tỷ lệ mỡ so với cơ khi bị thấp khớp thường cao hơn các bệnh về khớp thông thường.
  • Hội chứng ống cổ tay. Là tình trạng viêm tại cổ tay gây chèn ép các dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay.
  • Bệnh tim mạch. Biến chứng của thấp khớp thường gây tình trạng xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch hoặc viêm túi bao quanh tim.
  • Bệnh phổi. Người mắc bệnh thấp khớp có nguy cơ bị viêm và sẹo tại các mô phổi và thường dẫn đến khó thở.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thấp khớp

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bênh thấp khớp, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát. Kiểm tra cụ thể ở các vùng khớp đau nhức và vùng khớp đối xứng. Chuẩn đoán tình trạng bướu và nốt dưới da xuất hiện hay không? Kiểm tra và xác định tình trạng cứng khớp không?

Sau khi kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như sau:

  • Chỉ định xét nghiệm chỉ số máu. Xét nghiệm máu để xác định số lượng hồng cầu hiện tại.
  • Xét nghiệm Protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP);
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA);
  • Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ (anti-CCP);
  • Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR). Xét nghiệm tình trạng đông máu xảy ra nhanh hơn bình thường hay không?
  • Xét nghiệm RF.

Khi nào cần phẫu thuật? Khi điều trị thấp khớp không hiệu quả hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt bình thường. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay thế phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo Khớp nhân tạo có thể làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại. Vì vậy cần thời gian thích ứng và phfu hợp với cơ thể

Nguyên tắc cần lưu ý chăm sóc khi điều trị thấp khớp

Một số nguyên tắc cần lưu ý khi chăm sóc người đang điều trị thấp khớp

  • Hiểu và nắm bắt cụ thể tình trạng của người bệnh: Bạn cần năm rõ những thông tin bệnh cơ bản như: Người bệnh bị viêm khớp gối – cổ tay hay háng, để hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. Khi bệnh viêm khớp dạng thấp thường những cử động bàn tay và chi trên sẽ bị ảnh hưởng nên sẽ cần lưu ý trong quá trinh ăn uống, vệ sinh cá nhân hoặc thay quần áo…. Trong khi người bị viêm khớp gối sẽ thường gặp khó khăn và đặc biệt cần trợ giúp trong quá trình đi lại và di chuyển
  • Biết khi nào nên hoặc không nên hỗ trợ: Hầu hết các bệnh nhân đang điều trị thấp khớp đều không muốn phụ thuộc người khác. Và thường tự cố gắng làm mọi việc có thể. Hãy khích lệ khi họ tự cầm nắm, di chuyển hoặc làm những việc nhẹ. Và nhắc nhở hạn chế làm những việc nặng hoặc khích lệ lên tiếng khi cần giúp đỡ.
  • Giúp quản lý thuốc. Nếu người bênh gặp khó khăn khi ghi nhớ loại thuốc, thời gian và liều lượng sử dụng, bạn có thể ghi chú để người bệnh quen hơn hoặc chủ động nhắc nhở họ uống thuốc như thế nào khi đến giờ
  • Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người hứng thú, thậm chí sợ hãi, khi nghĩ tới việc tập luyện. Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn và hỗ trợ họ thực hiện các bài tập đúng cách. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, họ sẽ cần bạn trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật.
Nguyên tắc khi chăm sóc người điều trị thấp khớp
Nguyên tắc khi chăm sóc người điều trị thấp khớp

Chế độ ăn khi điều trị thấp khớp

Khi điều trị thấp khớp, bạn nên bổ sung loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm để cải thiện tình trạng bệnh. Có thể tham khảo rhực đơn gợi ý được nhiều bệnh nhân sử dụng gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt hoặc bổ sung rau củ, trái cây
  • Sữa ít béo và protein động vật (có trong thịt gà bỏ da, các loại cá…)
  • Một lượng nhỏ chất béo bão hòa. Có thể sử dụng dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng…. Hoặc sử dụng các loại chất béo chuyển hóa như dầu ô liu, các loại cá béo hay quả hạch…

Trong quá trình điều trị thấp khớp , cần hạn chế và giảm dần các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn hay thức ăn nhanh. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều muối hoặc  nhiều đường… để hạn chế những tổn thương cho xương khớp hoặc gây tình trạng sưng và đau khớp nhiều hơn. Ngoài ra, cần ngưng sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia để không làm giảm tác dụng của các loại thuốc hoặc phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.

Phương thức duy trì cân nặng hợp lý khi bệnh

Cân nặng tăng nhanh hoặc béo phì làm tình trạng bệnh thấp khớp tăng nhanh. Vì thế để điều trị thấp khớp hiệu quả, cần kiểm soát cân nặng ổn định. Bạn có thể tham khảo phương thức sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng thêm ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung rau củ và trái cây. Tăng cường protein từ cá, gà và giảm thịt đỏ. Hạn chế đồ ngọt, nhiều đường, muối hoặc chất béo.
  • Tâp thể dục đều đặn và thương xuyên. Chú ý tập những bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. Có thể tâp các bài như squat, tennis, cầu lông. Tập luyện thường xuyên có thể làm cơ khớp linh hoạt hơn, làm giảm nguy cơ biến chứng mất xương, đồng thời làm giảm đau và tình trạng cứng khớp. Cần đặc biệt lưu ý tránh các bài tập mạnh khi cơ thể xuất hiện những cơn đau để hạn chế bệnh trầm trọng hơn.
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị thấp khớp
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị thấp khớp

Trầm cảm có phải là yếu tố gây bệnh?

Theo thống kê, bênh thấp khớp và trầm cảm thường xảy ra cùng nhau. Tuy nhiên, người mắc bệnh thấp khớp thường không được kiểm tra hội chứng trầm cảm. Do đó, tình trạng trầm cảm không được chẩn đoán và điều trị sớm. Và quá trình chữa trị trầm cảm có thể không mang hiệu quả như mong muốn. Hoặc gây ra ảnh hưởng tới cuộc sống như:

  • Đau nhức các khớp nghiêm trọng và kéo dài hơn;
  • Tỉ lệ mắc bệnh tim hoăc xuất hiện những cơn đau tim lien tục hơn
  • Giảm hiệu suất làm việc
  • Tăng áp lực về tài chính trong quá trình điều trị
  • Giảm chất lượng các mối quan hệ trong cuộc sống vì sức khỏe
  • Rối loạn chức năng tình dục

Trên đây là thông tin về 6 câu hỏi thường gặp khi điều trị thấp khớp mang lại hiệu quả hơn. Hy vọng cung cấp những thông tin chính xác cho các bạn trong quá trình điều trị thấp khớp phù hợp. Đừng quên theo dõi duocphamhaiha.com trong các bài viết tiếp theo. Nếu bạn vẫn còn phân vân, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để được tư vấn:

DƯỢC PHẨM HẢI HÀ 

SẢN PHẨM VIỆT – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI VIỆT

Địa chỉ: 24 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0917924168

Fanpage:Dược phẩm Hải Hà

Shopee: AN KHỚP ĐAN

Giờ mở cửa: 8h30 – 20h (Làm cả trưa. Tất cả ngày trong tuần)

Nguồn: https://duocphamhaiha.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *