NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐIỀU TRỊ THẤP KHỚP

Phân loại điều trị thấp khớp bạn nên biết

Điều trị thấp khớp là quá trình điều trị bệnh tự miễn hệ thống mạn tính. Thấp khớp gây các tổn thương ở khớp do các cytokine, chemokine và các metalloprotease. Dấu hiệu đặc trưng là viêm đối xứng ở hầu hết các khớp trên cơ thể. Biến chứng có thể gây ra phá hoại cấu trúc khớp. Để xác định bệnh cần chẩn đoán dựa trên xét nghiệm và chuẩn đoán lâm sàng. Hãy cùng Dược phẩm Hải Hà tìm hiểu về những điều cần biết khi điều trị thấp khớp.

Tìm hiểu về thấp khớp

Thấp khớp hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp hoặc viêm đa khớp dạng thấp. Là một loại bệnh lý liên quan đến khớp gây hiện tượng rối loạn tự miễn, gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Lâu dần gây xói mòn xương và biến dạng các khớp. Đặc biệt, bệnh thường tấn công nhiều khớp cùng một lúc tại bàn tay, cổ tay, đầu gối. Và sẽ xảy ra đối xứng ở hai bên cơ thể

Để điều trị thấp khớp, cần hiểu rõ về 4 giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1: Viêm màng trên khớp, gây hiện tương sưng đau khớp. Thời điểm này, các tế bào miễn dịch tập trung nhiều ở vùng bị viêm dẫn tới lượng tế bào tăng nhanh trong dịch khớp.
  • Giai đoạn 2: Mô xương phát triển, chiếm lấy không gian trong khoang khớp và trên sụn. Sau đó, phá hủy sụn khớp, làm lượng sung khớp bị thiếu hụt lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này chưa xuất hiện các biến dạng khớp.
  • Giai đoạn 3: Thấp khớp chuyển biến xấu, xương dưới sụn lộ ra gây đau nhức lớn, khớp cứng vào buổi sáng làm cơ thể không vận động được. Sau đó dẫn đến các dị dạng như teo cơ, hoặc các nốt sẩn.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng nhất, khớp không còn viêm mà đã bị tổn thương nặng, hình thành nên các mô xơ và xương chùng. Ở giai đoạn này, tình trạng không cử động được xuất hiện ngày càng nhiều.
Dấu hiệu nhận biết bệnh khi điều trị thấp khớp
Dấu hiệu nhận biết bệnh khi điều trị thấp khớp

Yếu tố làm tăng nguy cơ điều trị thấp khớp

  • Giới tính: Nữ giới có nhiều khả năng mắc viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Nguyên nhân là do sự biến đổi hormone (đặc biệt là estrogen) và nội tiết tố làm giảm khả năng bảo vệ mô sụn dẫn đến các rối loạn xương khớp.
  • Độ tuổi: Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu trong khoảng 40 – 60 tuổi, chủ yếu là do sự lão hoá của các khớp và suy giảm hệ miễn dịch. Các bệnh lý về già khác cũng làm tăng nguy cơ thấp khớp, chẳng hạn như các bệnh về tim mạch, tiểu đường,…
  • Tiền căn: Thấp khớp là một bệnh tự miễn nên có thể sẽ mang tính di truyền. Nguy cơ xuất hiện thấp khớp cũng tăng lên nếu trong gia đình đã có người bị thấp khớp.
  • Người hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá có thể kích hoạt viêm khớp dạng thấp do liên quan đến hoạt động tái tạo xương của cơ thể. Người hút thuốc lá lâu năm thường có nguy cơ khởi phát viêm khớp dạng thấp cao hơn người bình thường.
  • Thừa cân: Xương khớp sẽ phải chịu áp lực lớn hơn đối với những người thừa cân, béo phì. Lâu dần dẫn đến tình trạng biến dạng các khớp.

Phân loại và nhận biết tình trạng bệnh

Khởi phát của bệnh thường xảy ra âm thầm và bạn cần chú ý biểu hện của cả cơ thể và sự thay đổi ở các khớp. Các triệu chứng toàn thân thường bao gồm:

  • Mệt mỏi và khó chịu toàn thân vào buổi chiều
  • Chán ăn
  • Toàn thân cảm thấy yếu ớt, không có lực
  • Thỉnh thoảng có thể bị sốt nhẹ.

Các triệu chứng ở khớp thường là những biểu hiện

  • Đau, sưng, và cứng khớp.
  • Bệnh bắt đầu đột ngột, có triệu chứng gần giống với khi nhiễm virus cấp tính.
Phân loại điều trị thấp khớp bạn nên biết
Phân loại điều trị thấp khớp bạn nên biết

Bệnh tiến triển nhanh nhất trong 6 năm đầu. Và có khoảng 80% bệnh nhân năm đầu tiên có những tổn thương khớp vĩnh viễn trong vòng 10 năm. Tiến triển bệnh sẽ khác nhau và khó đoán trước ở mỗi người khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể chú ý các triệu chứng khớp thường có tính đối xứng. Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng và chỉ kéo dài > 60 phút nhưng sẽ xảy ra khi bạn hoạt động sau 1 thời gian nghỉ ngơi. Các khớp tổn thương thường bị đau, đỏ, nóng, sưng. Và tình trạng viêm có thể xảy ra ở hầu như tất cả các khớp, ngoại trừ khớp liên đốt xa ngón tay. Bạn có thể chú ý các biểu hiện:

  • Viêm một khớp gối, khớp cổ tay, khớp vai hoặc khớp cổ chân
  • Đau đa cơ khớp liên quan đến đai vai và đai hông. Cần đặc biệt chú ý ở người cao tuổi
  • Bệnh thấp khớp Palindromic. Đặc trưng của bệnh là  cơn đau khớp và đau bao gân tái phát kèm theo triệu chứng sưng tấy
  • Sưng khớp
  • Viêm khớp dạng thấp Robustus và viêm màng hoạt dịch tăng sinh nhưng không có hiện tượng đau hoặc đau rất ít

Nếu không điều trị thấp khớp dẫn đến nguy hiểm gì?

Khi khớp có những dấu hiệu bất thường, bạn đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác kết quả. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe khớp. Bác sĩ thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát, chụp X-quang và thực hiện xét nghiệm cần thiết. Nếu không điều trị hoặc điều trị thấp khớp chậm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm mạch máu: Biến chứng khi không điều trị thấp khớp kịp thời có thể dẫn tới giảm kích thước mạch máu và cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu.
  • Bệnh tim mạch: Tự ý điều trị thấp khớp có thể gây các bệnh lý và biến chứng liên quan đến tim mạch.
  • Thần kinh tổn thương. Không điều trị thấp khớp có thể khiến người bệnh không giữ được thăng bằng, hoặc bị đau cổ vai.  Đây cũng là dấu hiệu báo động khi hệ thần kinh đang gặp vấn đề.
  • Biến chứng về phổi: Không điều trị thấp khớp có thể làm tăng khả năng bị sẹo phổi.  Thậm chí làm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ hay làm tăng huyết áp  và viêm lớp niêm mạc phổi.
  • Mắt và miệng bị khô: Biến chứng nguy hiểm của bệnh đó chính là mắc hội chứng Sjogren – Hội chứng làm giảm độ ẩm ở mắt và miệng.

Những loại thuốc – TPCN hỗ trợ điều trị thấp khớp

Một số loại thuốc – TPCN hỗ trợ điều trị thấp khớp phổ biến như:

  • Dòng thuốc NSAID. Được sử dụng để chống viêm khớp phổ biến không Steroid như Ibuprofen (Advil, Motrin IB), Naproxen Natri (Aleve). Thuốc giúp giảm sưng đau – chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, có tác dụng phụ gây kích thích dạ dày, sử dụng lâu dài có thể gây xuất huyệt và ảnh hưởng xấy đến tim, thận
  • Thuốc Corticosteroid: Prednison có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Ức chế quá trình phát triển và làm các tổn thương khớp. Tuy nhiên tác dụng phụ thường thấy đó là tăng cân và gây loãng xương, tiểu đường.
  • Thuốc điều trị thấp khớp DMARDs: Đây là thuốc điều trị thấp khớp chống thay đổi bệnh chứa Methotrexate (Trexall, Otrexup), Leflunomide (Arava), Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Sulfasalazine (Azulfidine). Sử dụng thuốc để làm chậm quá trình tiến triển của viêm đa khớp dạng thấp. Đồng thời hạn chế tổn thương tới các mô, khớp. Tuy nhiên, tác dụng phụ người bệnh thường gặp phải là gây ức chế tủy xương, nhất là làm hư hại tới gan và gây ra nhiễm trùng phổi.
  • Thuốc sinh học: Thuốc điều trị thấp khớp chưa Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, thuốc ức chế tế bào T. Đây là loại thuốc duy nhất hiện này làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • An Khớp Đan là sản phẩm hỗ trợ điều trị thấp khớp được điều chế tự nhiên, có chứa sự pha trộn của các thành phần thảo dược truyền thống, bao gồm cây vuốt quỷ, nghệ và bromelain. Những thành phần này hoạt động hiệp đồng mang lại hiệu quả giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp. Đặc biệt cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo sụn. Sản phẩm có lịch sử sản xuất các sản phẩm tự nhiên an toàn và hiệu quả, An Khớp Đan của Dược phẩm Hải Hà là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm TPCN điều trị thấp khớp an toàn tự nhiên.

Trên đây là thông tin về điều trị thấp khớp. Đừng quên theo dõi duocphamhaiha.com trong các bài viết tiếp theo. Nếu bạn vẫn còn phân vân, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để được tư vấn:

DƯỢC PHẨM HẢI HÀ 

SẢN PHẨM VIỆT – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI VIỆT

Địa chỉ: 24 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0917924168

Fanpage:Dược phẩm Hải Hà

Shopee: AN KHỚP ĐAN

Giờ mở cửa: 8h30 – 20h (Làm cả trưa. Tất cả ngày trong tuần)

Nguồn: https://duocphamhaiha.com/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *